Phương án thiết kế hệ thống thông gió hút mùi cho nhà bếp

Hệ thống thông gió hút mùi tại bếp ăn trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm

Gợi ý thiết kế hệ thống thông gió hút mùi nhà bếp

Thông gió hút mùi đặc biệt quan trọng trong các nhà bếp. Nếu không có hệ thống thông gió sẽ làm cho không gian bếp trở nên nóng bức, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe con người.

 Phương án thiết kế thông gió cho các nhà bếp như thế nào?

Trên cơ sở lượng nhiệt sinh ra, thông thường phương pháp thiết kế thông gió cho nhà bếp cũng giống như các khu vực khác. Đó là hút khí bên trong thải ra bên ngoài. Đồng thời cấp một lượng khí tươi mới từ bên ngoài vào để đảm bảo thông thoáng. Bên cạnh đó kết hợp với hút cục bộ tại vị trí bếp sinh ra nhiệt lớn và chất độc hại.

Xem thêm: sản xuất ống gió, gia công ống gió

Đối với các nhà bếp gia đình thông thường và các bếp công nghiệp hay nhà hàng nhỏ. Sẽ hút cục bộ tại bếp bằng chụp hút khói bếp theo số lượng bếp mà ta tính được. Kết hợp cấp không khí tươi từ bên ngoài vào để không gian được thông thoáng.
Đối với các loại bếp công nghiệp, nhà hàng lớn với số lượng bếp nhiều. Cần bố trí chụp hút khói và cấp khí tươi xen kẽ nhau. Để tạo cảm giác thông thoáng cho đầu bếp nấu ăn. Lưu lượng không khí hút ra sẽ bằng lưu lượng không khí tươi cấp vào lượng không khí trao đổi từ phòng kế bên.

Thông thường có hai loại phương pháp thiết kế đó là thông gió dịch chuyển và thông gió hòa trộn.

Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống thông gió, hút mùi chất lượng?

Một hệ thống hút mùi cho bếp cần có các thiết bị thiết yếu sau:

  1. Quạt cấp gió tươi, hút gió thải.
  2. Chụp hút mùi
  3. Hệ thống đường ống gió thải, đường ống gió tươi.
  4. Phụ kiện đường ống gió: van một chiều, van chặn lửa.
+ Những yêu cầu đối với quạt cấp gió tươi và hút gió thải:
  • Được chọn là loại quạt đặc thù sản xuất bằng những vật liệu để hút bếp. Gồm hai loại là: quạt ly tâm hoặc quạt đồng trục. Ví dụ như đối với dòng quạt chuyên hút bếp của Kruger thì loại hướng trục có hai loại: TBE và TDB. Quạt TBE được đặt động cơ bên ngoài luồn khí tránh tiếp xúc với không khí nóng ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ. Quạt TDB được cấu tạo động cơ nằm bên trong luồng khí nhưng được bọc bởi một vỏ thép đặt trưng chống dầu mở chịu đến nhiệt độ 180 độ C.
+ Chụp hút khói bếp nên thiết kế như thế nào?
  • Khi thiết kế chụp hút khói bếp cần tính toán lưu lượng chính xác. Để tránh tình trạng lưu lượng không được quạt hút hết ra bên ngoài. Khi còn trong môi trường không khí bếp sẽ dần dần lan ra xung quanh, không đảm bảo chất lượng.
  • Khi thiết kế cần đảm bảo bố trí các chụp hút và cấp phù hợp để đảm bảo thông thoáng cho người đầu bếp. Đồng thời cần chú ý đến kích thước của chụp hút nên nhô ra bao nhiêu là tốt nhất.
+ Những yêu cầu đối với đường ống gió hút khói và cấp gió tươi:
  • Đường ống hút sử dụng vật liệu tole tráng kẽm dày tối thiểu 1.15mm, bọc công thủy tinh cách nhiệt, chống cháy dày 50mm, tỷ trọng 32 kg/m3.
  • Đường ống gió cấp tươi sử dụng loại tole tráng kẽm dày tối thiểu 0.8mm và không cần bọc cách nhiệt.
+ Phụ kiện đường ống gió: van một chiều, van chặn lửa:
  • Cần được lắp hai quạt hút gió thải, một chạy và một dự phòng. Trước đầu đẩy mỗi quạt hút gió thải hay cấp gió tươi cần được gắn Van Một Chiều (NCD).
  • Chiều cao chụp hút tối thiểu là 400mm được tích hợp tính năng lọc dầu mỡ. Được đặt cách mặt đất tối thiểu 2000-2200mm và từ mặt ngoài bàn bếp chụp hút nhô ra một khoảng tối thiểu là 200 – 300mm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *