Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad

Hệ thống làm mát sử dụng tấm làm mát Cooling pad

Làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad

   Làm mát nhà xưởng là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều Công ty. Nhất là khi vào mùa nóng khi cần cải thiện nhiệt độ môi trường làm việc . Nhưng chi phí cho hệ thống điều hòa nhiệt độ cũng nhưng điện năng tiêu thụ là nỗi lo của không ít các công ty có xưởng sản xuất. Hệ thống làm mát bằng Tấm Cooling Pad là một trong những giải pháp truyền thống. Làm mát cho nhà xưởng theo mô hình cũ và các không gian cần giá rẻ.

Xem thêm: sản xuất ống gió, gia công ống gió

Các tấm Pad được chế tạo từ nguyên liệu Cellulose (nguồn gốc như gỗ) được phun những lớp keo đặc biệt. Trên bề mặt vật liệu nhằm ngăn chặn quá trình phân rã do nước theo thời gian. Đồng thời được thiết kế rất khoa học nên Tấm Cooling Pad là một sản phẩm kỹ thuật tiên tiến. Được cấu tạo từ nhiều lớp vật liệu hình sóng đan xen vào nhau theo dạng cấu trúc tổ ong. Nên khả năng hấp thụ và giữ nước rất cao, đồng thời có tác dụng lọc bụi và các chất khí có hại cho cơ thể con người khá hiệu quả.

Nguyên lý của Hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad:

Khi hệ thống hoạt động nước được phân phối dọc theo đầu phía trên của tấm Pad . Để chảy đều theo màng dọc xuống đáy sẽ có khay hứng dọc theo và thu lại lượng nước thừa chưa kịp bay hơi. Không khí nóng từ bên ngoài đi qua tấm Cooling Pad làm mát. Sẽ làm cho một phần nước có sẵn trong tấm làm mát bốc hơi. Do vậy nhiệt độ của không khí sẽ giảm đi nhanh chóng. Vì vậy một yêu cầu cơ bản để tấm làm mát không khí hoạt động có hiệu quả cao. Là nó phải luôn luôn được cung cấp đầy đủ nước sạch (nước sinh hoạt). Và để không khí đi qua được tấm Pad thì phải tạo ra áp suất âm trong không gian cần làm mát. Bằng cách gắn hệ thống quạt công nghiệp ở đầu phía đối diện để hút không khí ra ngoài. Khi đó có sự chênh lệch áp suất nên không khí sẽ tự đi vào các tấm làm mát. Làm giảm nhiệt độ môi trường xuống theo thiết kế.

 

Cấu tạo Hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad:

Hệ thống này là một trong những phương pháp làm mát bằng hơi nước đơn giản nhất. Đa số các hệ thống được cấu thành từ các thiết bị sau: Quạt hút gió công nghiệp, hệ khung giàn bay hơi nước ( khung và tấm làm mát Cooling Pad) và các thiết bị phụ trợ khác. Ví dụ như bồn chứa, bơm nước, hệ thống đường ống cấp thoát nước.
Tùy theo mỗi diện tích không gian cần làm mát. Ta sẽ tính toán cụ thể để chọn diện tích tấm Pad cần sử dụng, cũng như số lượng quạt công nghiệp, kích thước, số lượng ống cho phù hợp.

 

Ưu điểm của hệ thống làm mát nhà xưởng áp suất âm:

– Giải pháp giá rẻ dành cho những xưởng nhỏ muốn đầu tư cho hệ thống làm mát ít tiền
– Không làm tổn hại tầng OZON, bảo vệ môi trường
– Hệ thống này làm giảm nhiệt độ từ 3 ~ 7oC (tính trên toàn bộ mặt bằng

Hạn chế:

– Do hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad hoạt động theo nguyên lý áp suất âm . Nên không gian cần làm mát phải kín hoàn toàn để lượng không khí bị hút đi qua các tấm Pad là nhiều nhất (không được mở cửa dù là cửa sổ nhỏ). Vì vậy ở phương pháp này khi hệ thống hoạt động thì các cửa nhà xưởng bắt buộc phải đóng kín. Hạn chế việc tạo không gian mở cửa ra vào thường xuyên.

– Độ ẩm cao thường xuyên 75~85%, không có lợi cho máy móc đặc biệt là phân nửa xưởng trở về phía tấm Cooling pad.
– Cần phải đủ diện tích các tấm làm mát Cooling mới phát huy được tác dụng. Nên khi lắp đặt số lượng các tấm làm mát chiếm hầu hết dọc theo mặt tường. Do đó sẽ khó có thể giữ lại các cửa sổ lấy sáng. Nên sẽ không tạo được không gian thoáng và tiết kiệm được phần điện dành cho chiếu sáng.

Do đặc tính phân bố hơi nước và nhiệt độ tập trung tại mặt tường phía lắp các tấm Pad. Cho nên độ ẩm rất cao dễ gây ẩm mốc, ta cần xem xét kỹ nhu cầu và mặt hàng sản xuất trước khi lựa chọn giải pháp này.

Ứng dụng:

– Xưởng gia công: May, nhuộm, giày, nhựa, mạ điện, điện tử, in, đóng gói thực phẩm…
– Xưởng sản xuất chế tạo: Dệt, máy móc, luyện kim, thuỷ tinh, công nghiệp hoá chất, da, gốm…
– Nơi công cộng: Bệnh viện, bến xe, sân vận động, nhà triển lãm, bếp, nhà hàng, trung tâm giải trí, siêu thị ngầm, kho hàng, phòng giặt…
– Ngành trồng trọt chăn nuôi: nhà trồng hoa, cây, nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ sản…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *