Kaiyo Việt Nam lắp đặt điều hòa tại khu vực miền Bắc

Điều hòa không khí được Kaiyo Việt Nam lắp đặt

MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI LẮP MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Sau khi chọn mua được một chiếc máy lạnh ưng ý, thì việc lắp đặt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà, sức khỏe gia đình bạn đồng thời tuổi thọ của máy. Hãy cùng TPP Việt Nam xin điểm qua một số lưu ý khi lắp đặt máy điều hòa không khí

1.CHỌN VỊ TRÍ LẮP MÁY ĐIỀU HÒA THÍCH HỢP

Khâu này vô cùng quan trọng bởi nó gần như quyết định đến công suất vận hành của máy. Cấu tạo của máy điều hòa gồm có dàn nóng và dàn lạnh, với nguyên lý hoạt động nhất định nên khi lắp đặt hai dàn này cũng có những cách riêng.


2.
CHUẨN BỊ VẬT TƯ

     –         Ống đồng
     –         Ống ruột gà dẫn nước từ dàn lạnh ra ngoài
     –         CB điện
     –         Dây điện
     –         Miếng quấn cách nhiệt
     –         Thanh chữ L kê dàn nóng ngoài trời
Lưu ý: tùy theo điều kiện khác nhau mà có các yêu cầu riêng khi lắp đặt có thể phát sinh thêm các vật tư khác.


3.
LẮP ĐẶT DÀN LẠNH

+ Dàn lạnh là phần được lắp bên trong phòng để làm điều hòa không khí. Vì vậy, bạn nên tránh lắp ở nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao như cửa ra vào hay cửa sổ. Nếu lắp trên những nơi này, luồng khí lạnh trực tiếp gặp khí nóng sẽ bị ngưng tụ, khiến máy lạnh có hiện tượng đổ mồ hôi và nhỏ nước.
Tránh lắp máy lạnh nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào
+ Bạn nên lắp máy lạnh sao cho luồng gió thổi dọc theo căn phòng chứ không nên để hướng gió thổi ngang phòng hoặc ở góc phòng, bởi vì như vậy khí lạnh trong phòng sẽ không được đồng đều.
+ Nếu lắp dàn lạnh ở vị trí gió nóng bị che khuất, khó có lối thoát ra ngoài cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất hoạt động và tiêu tốn lượng điện năng nhiều hơn.
  •  Quy trình lắp đặt dàn lạnh

Bước 1: Lắp giá đỡ dàn lạnh
+ Căn vị trí cho giá đỡ bằng thước, đảm bảo máy khi lắp lên luôn cân bằng
+ Cố định giá đỡ dàn lạnh bằng vít và khoan lỗ cho dây đồng ra ngoài.
Bước 2: Đấu nối để chuẩn bị lắp dàn lạnh
+ Mở hộp điện trên dàn lạnh ra
+ Đấu nối dây điện bên trong
Bước 3: Lắp dây đồng và quấn cách nhiệt
+ Sau khi đấu nối dây điện xong, bắt đầu lắp dây đồng, dây dẫn nước và quấn cách nhiệt cho 3 ống dàn lạnh.
+ Việc quấn cách nhiệt cho dây đồng phải đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo không gây thất thoát hơi lạnh và môi chất làm lạnh.

Bước 4: Lắp dàn lạnh lên giá đỡ

+ Kiểm tra và canh chỉnh lại lần cuối xem máy đã cân bằng chưa
+ Dàn lạnh cũng nên lắp ở độ cao thuận tiện để dễ dàng cho việc vệ sinh, bảo trì.
  • Đi dây từ dàn lạnh sang dàn nóng
+ Bước 1: Bẻ ống dây sao cho vừa tới vị trí của dàn nóng (cục ngoài trời)
+ Bước 2: dùng kìm chuyên dụng loe đầu ống đồng để kết nối với dây đồng đi bên ngoài.
Lưu ý: việc loe đầu ống đồng rất quan trọng, ống phải được loe bằng dụng cụ chuyên dùng, đúng kỹ thuật và khớp với đầu kết nối để đảm bảo hơi lạnh và môi chất làm lạnh không bị xì ra ngoài trong quá trình sử dụng.
+ Bước 3: Đầu nối dây từ dàn lạnh với dây đồng ở phía ngoài
Đầu nối dây từ dàn lạnh với dây đồng ở phía ngoài
+ Dùng cờ lê vặn hai điểm nối lại cho chặt và kín


4. 
LẮP ĐẶT DÀN NÓNG

+ Dàn nóng được lắp bên ngoài căn phòng, bạn chú ý không đặt nó ngay giữa bức tường vì sẽ dễ gây ra tiếng ồn hơn so với vị trí trong góc. Giá treo dàn nóng cần được đảm bảo chắc chắn để chịu lực.
Giá treo dàn nóng cần được đảm bảo chắc chắn
+ Một lưu ý tiếp theo là bạn nên lắp dàn lạnh cao hơn dàn nóng để dầu được hồi về lốc máy một cách dễ dàng, đỡ phải tốn nhiều công bảo trì hay sửa chữa và kéo dài tuổi thọ máy.
Lưu ý: Nên nhờ thợ chuyên nghiệp để lắp máy lạnh. Việc lắp máy lạnh sai quy cách có thể dẫn đến tình trạng máy không hoạt động đúng chức năng, rò rỉ khí gas, chảy nước, giảm tuổi thọ,… gây tổn hại thời gian, tiền bạc và sức khỏe của người dùng.
Do đó, để đảm bảo chiếc máy lạnh được vận hành êm ái rất cần có các thợ chuyên lắp đặt thực hiện. Việc mời đúng thợ lắp đặt sẽ giúp bạn rất nhiều:
+ Tiết kiệm thời gian, chi phí lắp đặt vì sẽ ít khi xảy ra tình trạng sai xót nghiêm trọng.
+ Được tư vấn chính xác vị trí cần lắp máy lạnh để đảm bảo tuổi thọ của máy đươc lâu bền.
+ Với dụng cụ chuyên nghiệp và kiến thức chuyên ngành, thợ lắp đặt sẽ giúp chiếc máy lạnh của bạn vận hành trơn tru nhất.
Thông thường các cửa hàng bán máy lạnh sẽ kiêm luôn dịch vụ này, ngoài ra nếu bạn có người quen tin tưởng thì cũng có thể nhờ họ lắp đặt giúp để đỡ tốn chi phí.
  •  Quy trình lắp đặt dàn nóng:
– Bước 1: Đo đạc hai chân đế, khoảng cách giữa hai bên chân dàn nóng để cố định dàn nóng
– Bước 2: Tương tự dàn lạnh, căn vị trí lắp dàn nóng cho cân bằng thước thủy.
– Bước 3: Gắn thanh chữ L lên tường
+ Khoan cố định và bắt vít
Lưu ý: khi lắp đặt máy lạnh, dàn nóng có thể đặt ngay dưới mặt đất mà không nhất thiết phải gắn lên tường. Tùy theo nhu cầu và thẩm mỹ mà bạn có thể quyết định nên đặt cục nóng lên giá đỡ chữ L trên tường hoặc đặt ngay dưới mặt đất.

– Bước 4: Gắn cục nóng vào vị trí đã được căn cân bằng và bắt đầu đấu nối.
Gắn cục nóng vào vị trí đã được căn cân bằng và bắt đầu đấu nối.
+ Nối dây đồng đã nối ở các bước trước vào dàn nóng của máy lạnh.
u nối dây dồng và dàn nóng máy lạnh
+ Dùng cờ lê siết chặt lại
Dùng cờ lê siết chặt lại
+ Dùng khóa lục giác vặn kiểm tra lần cuối gas từ dàn nóng có bị rò rỉ hay còn hoạt động hay không
Vặn kiểm tra lần cuối

– Bước 5: Đấu nối điện cho dàn nóng
Đấu nối điện cho dàn nóng
+ Quấn cách nhiệt lần cuối cho van gas và môi chất trên dàn nóng để đảm bảo máy không bị rò rỉ gas hay nhiệt độ ra ngoài.
Quấn cách nhiệt cho van gas và môi chất trên dàn nóng
+ Lắp đặt và đấu nối giữa dàn nóng và dàn lạnh hoàn tất
Sau khi dàn nóng được đấu nối hoàn tất -> Chạy thử máy
Sau khi đã tiến hành lắp đặt xong cho khách hàng, nhân viên lắp đặt của chúng tôi sẽ tiến hành chạy thử máy cho quý khách kiểm tra và yên tâm.
Chạy thử máy và hướng dẫn khách hàng sử dụng
+ Hướng dẫn khách hàng tháo lắp tấm lọc bụi và cách tự vệ sinh tại nhà
Lắp tấm lọc bụi và hướng dẫn khách hàng cách tự vệ sinh tại nhà
Một số lưu ý khác:
+ Tránh để đường ống thoát nước bị gấp khúc dễ gây trào ngược nước ra sàn nhà, đồng thời cũng hoàn toàn không nên để đầu ra của ống kết nối trực tiếp với ống dẫn nước thải nếu bạn không muốn phòng của mình có mùi hôi và bị nhiễm khuẩn.
+ Không lắp máy lạnh gần các thiết bị điện khác như ti vi, tủ lạnh,…
+ Nếu luồng không khí rọi thẳng lên người thì cũng không phải là ý kiến hay ho cho lắm, bạn sẽ không muốn phải lạnh cóng khi đang nằm ngủ đúng không?
+ Nếu bạn ở chung cư hoặc sát vách với hàng xóm thì nên lắp dàn nóng của máy lạnh xa cửa nhà một tí để không gây mâu thuẫn vì tiếng ồn máy lạnh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *