Lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng

Hệ thống thông gió và làm mát nhà xưởng
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người tìm đến khi xây dựng một nhà xưởng, nhà máy, tòa nhà cao tầng...

Nhà xưởng sản xuất là khu vực có nhiều công nhân lao động, máy móc, bụi công nghiệp. Nên vấn đề tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động là yêu cầu cần thiết để nâng cao năng suất lao động và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Một hệ thống thông gió chất lượng là một hệ thống giúp không khí trong lành. Lưu thông trong một không gian hoặc một khoảng không gian giới hạn loại bỏ không khí bị ô nhiễm. Nó được sử dụng tại các môi trường khác nhau. Bao gồm cả trong gia đình và nơi làm việc. Hệ thống này có nhiều mục đích sử dụng với việc duy trì độ ẩm và nhiệt độ ổn định, loại bỏ không khí bụi bẩn và chất gây dị ứng. Đồng thời cung cấp, trao đổi khí O2 và CO2.

Những hệ thống thông gió mà TPP triển khai tư vấn thiết kế và thi công:

 

1. Hệ thống cấp gió tươi cho nhà xưởng, nhà máy, văn phòng làm việc, biệt thự.

 

2. Hệ thống hút gió thải, hút khí độc cho nhà xưởng, nhà máy, văn phòng làm việc, biệt thự.

 

3. Hệ thống thông gió cho tầng hầm.

 

4. Hệ thống thông gió tạo áp cầu thang.

 

5. Hệ thống thông gió nhà bếp…

 

TPP Việt Nam cam kết luôn đưa ra thiết kế tối ưu nhất, giá thành đảm bảo, chất lượng tốt nhất. Sự hài lòng của quý khách hàng luôn là mục tiêu lớn nhất của chúng tôi.

II. Phân loại hệ thống thông gió 

Có nhiều loại khác nhau, thường được chia làm 2 loại chính:

  1. Hệ thống thông gió trong môi trường điều hòa không khí, vì nhiều lý do như chi phí đầu tư, chi phí điện tiêu thụ khá lớn nên nhiều nhiều nhà xưởng, nhà máy hiện nay không trang bị điều hòa.Tuy nhiên một số nhà xưởng có tính chất đặc biệt thì việc đầu tư hệ thống lạnh là tất yếu.
  2. Hệ thống thông gió tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc yêu vầu nhà xưởng cao ráo và được cách nhiệt chống nóng. Một số phương pháp thiết kế hệ thống thông gió:
  • Thông gió tự nhiên
Thông gió tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí quyển. Tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc bằng cách bố trí cửa lấy gió và thải gió một cách hợp lý giúp cho không khí lưu thông tuần hoàn tốt nhất. Cấu tạo phổ biến của hệ thống thông gió nhà xưởng bao gồm ổ cắm phía trên mái nhà và cửa đặt ở phía dưới của tòa nhà, giúp không khí cũ thoát ra ngoài qua mái nhà và đưa không khí mới vào từ bên dưới của tòa nhà. Đây là quá trình lưu thông liên tục và lặp đi lặp lại.
Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp, không tốn điện cho động cơ.
Nhược điểm: hiệu suất không cao, phụ thuộc nhiều vào hướng gió, không gian.
Phương pháp: Bố trí lam gió lấy gió và thải gió đối xứng nhau để tạo hiệu quả tốt nhất. Lam gió phải bố trí hợp lý với tường và đặt biệt phải che được mưa. Có thể sử dụng quả cầu gắn trên mái để tăng cường đối lưu không khí.
  • Thông gió cơ khí

Hệ thống thông gió cơ khí là một thiết bị nhân tạo giúp cho việc lọc và lưu thông không khí, chủ động hút không khí trong lành và đẩy không khí cũ ra. Nó có nhiều chức năng khác nhau, trong đó chủ yếu là sưởi ấm và làm mát. Loại hệ thống cơ khí phổ biến gồm hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), thường được sử dụng trong nhà và trong các tòa nhà cao tầng.

* Thông gió cơ khí không sử dụng kênh dẫn gió


Phương pháp này giống như phương pháp thông gió tự nhiên nhưng khác ở chỗ thay vì đặt lam gió ta đặt quạt hút trên tường. Ở phía đối diện ta đặt những lam gió có lưới lọc bụi hoặc tấm lọc công nghệ để lấy gió bên ngoài vào .Khi quạt hút gió hoạt động thì sẽ tạo ra sự chênh áp bên trong xưởng , gió tươi bên ngoài sẽ tự động tràng vào để thay thế lượng khí thải hút ra.  

Thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng


Hệ thống thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi vì những ưu điểm lớn so với hệ thống điều hòa không khí.Nổi bật nhất là chi phí đầu tư thấp và chi phí điện năng tiêu thụ chỉ bằng 1/10 so với sử dụng hệ thống điều hòa .

 

Số liệu khảo sát trên không gian làm việc 1000 m2
Năng suất làm lạnhKiểu
Hệ thống làm mát
Hệ thống điều hòa
Hệ thống quạt
Công suất
16.000 m3/h
400.000 Btu/h
40.000 m3/h
Công suất điện
1,1 kW
54 kW
7.1 kW
Không gian làm việcDiện tích ( m2)
1000
1000
1000
Chiều cao (m)
4
4
4
Số lần trao đổi trên giờ
30
tuần hoàn
30
Chỉ số năng lượng tiêu thụTổng số đơn vị lắp đặt
8
2
3
Tổng điện tiêu thụ (kW)
8.8
108
22.5
Tổng điện sử dụng 10h/ngày và 26 ngày/tháng
27,456 kWh trên năm
336,960 kWh trên năm
70,200 kWh trên năm
% điện tiêu thụ
8%
100%
21%
Sự khác nhau giữa các phương pháp
Đẩy hơi nóng ra và làm mát không khí, làm sạch và cấp gió tươi
Vòng tuần hoàn kín.Trong trường hợp có nhiệt sinh ra thì nó không hiệu quả
Tuần hoàn không khí nhưng không hạ nhiệt độ khi nhiệt độ môi truồng tăng

 

Hệ thống điều hòa phải làm lạnh toàn bộ không gian thì mới đảm bảo hiệu quả nhưng hệ thống làm mát nhà xưởng có thể chỉ cần làm mát tại một số vị trí làm việc cần thiết và môi trường có sinh nhiệt lớn như xưởng cơ khí, xưởng in… 
Từ bản phân tích này khi lựa chọn thiết kế điều hòa và thông gió ta nên cân nhắc có nên sài hệ thống điều hòa hay không nếu không phải là môi trường đặc biệt yêu cầu độ ẩm khắc khe thì thiết kế hệ thống làm mát là một lựa chọn thích hợp và kinh tế nhất.

III. Cách lắp đặt hệ thống ống gió

  – Với hệ thống thông gió tự nhiên, người dùng có thể tự xây dựng, thiết kế thông qua các thiết bị được gắn trên mái nhà hay các ô cửa như quạt gió, ô thoáng.
 – Đối với hệ thống thông gió cơ khí, đây là một thiết bị chuyên dùng thường đòi hỏi sự lắp đặt bởi các thợ cơ điện lạnh có chuyên môn. Hệ thống thông gió cơ khí này sẽ chủ động hút không khí từ bên ngoài vào và đẩy lượng không khí cũ ra ngoài môi trường. Tùy theo điều kiện của mỗi người cũng như không gian lắp ống thông gió nhà xưởng thì người ta có thể lắp hệ thống trên trần nhà, mái nhà hoặc hệ thống thông gió tầng hầm, các nhà máy sản xuất, lọc hóa dầu…
Lưu ý cơ bản:
+ Việc đầu tiên hãy tính lưu lượng gió cần cấp và hút là bao nhiêu để lựa chọn quạt thông gió nhà xưởng phù hợp nhất.
+ Tiếp theo là vẽ sơ đồ hệ thống ống gió, bố trí lắp đặt ở các vị trí sao cho phù hợp. Nếu không gian lắp đặt hệ thống ống gió của bạn không đủ lớn thì bạn có thể tăng kích thước của các cửa gió lên, thay vì cố gắng bố trí nhiều cửa trên đường ống thông gió.
+ Trong thời đại mới này, ở tầng hầm thì người ta thường dùng quạt thông gió tầng hầm với mục đích giảm bớt lượng khí ô nhiễm.

Hình ảnh về hệ thống thông gió:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *